Đến cửa khẩu Bờ Y, ngã 3 Đông Dương một trong những nơi từng là được mong đợi là khu kinh tế hoành tráng nhất khu vực Tây Nguyên nhưng rồi dự án vẫn đang dỡ dang từ cách đây 20 năm, cùng thời với Dung Quất đến nay. Có nhiều lý do cho sự thất bại của khu kinh tế này, song những gì mình từng chứng kiến thì có vẽ như giao thông là trở ngại lớn nhất. Phía Bắc Cambodia rừng núi trùng điệp, có đợt Đại Tá Phong của Cambodia rủ qua đó đầu tư nhưng mình chả biết gì về lâm nghiệp nên không làm. Phía Laos thì cũng cách xa nơi nhộn nhịp nhất Nam Laos cả trăm cây số đường đèo dốc.
Làm thủ tục xuất cảnh xong, phí phía Việt Nam 20.000vnd, phía Laos là 50.000vnd, mua vé du lịch Laos mỗi người 30.000vnd, bước qua phía Laos không có mấy khác lạ cũng giống như bước qua phần lãnh thổ phía bên Cambodia ở các tỉnh phía Nam nhưng khi bắt đầu xe lăn bánh vào sâu nội địa phía bên Laos thì cảm giác khác biệt bắt đầu. Ấn tượng đầu tiên là những cánh rừng nguyên sinh hoành tráng ngút ngàn với rất nhiều cây gỗ to lớn, có nhiều cây gỗ to tự khô chơi vơi giữa trời.
Chợt nhớ có lúc nào đó ở Việt Nam đã từng vào google xem ảnh vệ tinh thì phần lãnh thổ bên Laos xanh ngát trong khi dọc biên giới phía bên kia dãy Trường Sơn gần như trắng. Thực tế mình lái xe gần như khắp hang cũng ngõ hẻm phía Tây Nguyên chỉ thấy đồi núi san phẳng phân ra từng khu vực trồng loại cây gì phân biệt rất rõ. Còn lại khu vực Kontum đi Măng Đen là có khá nhiều rừng được bảo tồn nhưng cũng không nhiều so với bên kia dãy Trường Sơn.
Đường đèo dốc cong queo một bên là vách núi, bên kia vực sâu nếu xe yếu e hơi khó xuyên qua được đoạn đường này. Đó chính là lý do bên này người ta hay dùng xe bán tải. Thằng bạn mình lập nghiệp khá lâu bên này cũng sắm toàn xe bán tải, thỉnh thoảng lại chạy về Việt Nam. Nhắc mấy anh chàng phượt xe máy hay xe hơi là phải chuẩn bị xe cho thật tốt, đường này hầu như không thấy tiệm sửa xe đâu nhé.
Cây số 52 là trạm dừng chân đầu tiên của xe khách cho hầu hết các hành khách là công nhân lao động chân tay hay dân đào vàng từ Việt Nam qua. Gặp anh chàng từ Thái Nguyên vào, anh kể tháng nào cũng qua đây dẫn theo hàng chục lao động để cung cấp cho các mỏ vàng, các công trình, các farm mà các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư qua đây. Lần này anh đưa 15 người đi đào vàng cho Công ty Vạn Lợi vừa xin được giấy phép làm vàng được 2 tháng nay. Lương tháng 8 triệu, ăn ở công ty lo. Anh bảo dân quê anh có được đồng lương vậy là quá ngon rồi nên rất nhiều người nhờ anh đưa đi. Ngoài Laos anh còn cung cấp lao động từ Thái Nguyên cho các doanh nghiệp Việt đầu tư ở các thị trường Thailand, Cambodia, Myanmar nữa.
Ở cây số 52 có vài tiệm tạp hóa bán hầm bà lằng đủ thứ đồ đạt. Một số máy móc công cụ sản xuất nông nghiệp có nhãn hiệu Trung Quốc, các mặt hàng tiêu dùng hầu hết có nhãn hiệu Việt Nam. Mọi người ở đây hầu hết nói tiếng Việt nên thuận tiện cho việc giao tiếp. Đổi tiền ở đây cũng được, quán anh Cường.
Vào sâu thêm một đoạn là trụ sở của Hoàng Anh Gia Lai Attapeu. Xung quanh trụ sở doanh nghiệp này là những cánh rừng cao su bạt ngàn. Họ quy hoạch ngăn nắp và đẩy lùi các cánh rừng vào sâu bên trong. Hai bên đường cũng có ít nhà nho nhỏ nhưng hình như cũng giống người Cambodia, người Laos ở các vùng sâu, vùng xa không ở sát mặt đường nhiều.
Hôm nay Thủ Tướng bảo Thái Nguyên phải là một cực tăng trưởng của Miền Bắc và cả nước. Vâng. Người dân vẫn đi xuất khẩu lao động nông nghiệp, vẫn đi đào vàng kiếm 8 triệu đồng mỗi tháng bên nước bạn Laos để về xây dựng Thái Nguyên thành cực tăng trưởng.
0 Comments