Hot Posts

6/recent/ticker-posts

Du lịch Attapeu - Bài 2

Đoạn đường vào trung tâm Attapeu không khác nhiều với đoạn từ Tây Ninh đi Phnompenh, nhưng phía Attapeu sự hiện diện của Việt Nam nhiều hơn với rất nhiều biển hiệu được viết chủ yếu bằng 2 thứ tiếng Laos, Việt, và một số viết thêm cả tiếng Anh. Riêng hàng hóa Việt ở đây cũng chủ yếu là hàng tiêu dùng hàng phục vụ nông nghiệp, xây dựng.

Các con hẻm ven lộ vào các khu dân cư trên quốc lộ dẫn vào trung tâm Attapeu khá nghèo nàn như các con hẻm trên đường vào Phnompenh vậy hầu hết là đường sỏi, đất. Các vùng sâu vùng xa Việt Nam mình cũng thế. Kiểu các đoạn Châu Đốc, Hoàng Diệu hay các cửa khẩu nhỏ khác vào sâu nội địa. Mình khá thích kiến trúc Cambodia hay Laos bởi nhin là biết ngay là của ai.

Đến cổng chào của trung tâm Attapeu thì cảnh sát lập trạm, cậu tài xế đi tay không kẹp ít tiền LAK chạy xuống rồi chạy lên. Mình đưa máy chộp trúng khoảnh khắc đó nên 2 cậu cảnh sát yêu cầu đưa máy điện thoại để các cậu xóa hết mấy ảnh đó. Mình thực sự không kịp nghĩ đó là cảnh sát nên mới chụp. Nhớ anh chàng Việt Nam đi mô tô vào Cambodia, chạy quá tốc độ bị cảnh thổi, anh chàng hối lộ 20usd rồi quay phim lại tung lên facebook, báo hại 2 cậu cảnh sát đó bị đuổi việc.

Attapeu hầu như không có phương tiện công cộng, giá taxi cao hơn giá bên Việt Nam và khá hiếm, mình chả thấy chiếc nào, nghe người ta bảo phải gọi mới có. Chính vì vậy nên dân phượt đi xe máy qua đây có lý hơn, cơ động hơn. Hoặc nếu đi xe hơi thì nên đăng ký transit để đưa xe vào Laos chạy xe dễ hơn nhiều. Giao thông khá thuận tiện, đường sá ít xe dễ đi.

Nếu không đi xe qua có thể thuê xe máy khá tiện lợi. Mỗi ngày hết 80.000LAK/1 xe. Người Việt cho thuê tại quán Cà phê 3 miền. Mất vài giờ thì dường như đã xuyên hết các con đường khu quy hoạch mới ở Attapeu và vài khu cũ yên bình, nghèo khó. Khu vực đẹp nhất Attapeu có lẽ là khu ven bờ sông Xekhong với vài nhà hàng của người Laos, vài quán cà phê mà khách hàng vào quán có thể tự pha tự uống.

Post a Comment

0 Comments