Hot Posts

6/recent/ticker-posts

Di dời cảng biển TPHCM, vẫn còn ngổn ngang

TPHCM xác định kinh tế biển là một lĩnh vực quan trọng gópphần cho tăng trưởng kinh tế Thành Phố. Với công suất hiện tại các cảng tại TPHCM tiếp nhận khoảng 80% lượng container đến Việt Nam, hàng chục triệu tấn hàngrời. Dịch vụ này đóng góp cho ngân sách Thành Phố khoảng hơn 40.000 tỷ đồng mỗinăm, chiếm đến 40% tổng thu ngân sách Thành Phố, giải quyết việc làm cho hàngchục ngàn lao động. Do đó, UBND TP HCM vẫn đang nhấn mạnh tầm quan trọng củangành dịch vụ cảng biển đối với kinh tế địa phương. Hiện tại UBND Thành Phố đãthực hiện dự án nạo vét luồng Soài Rạp dự kiến sẽ nạo vét đến độ sâu -12m đểđón tàu đến 70.000 tấn trọng tải vào cảng. Ngoài ra, thành phố còn quy hoạch hạtầng cho đô thị cảng Hiệp Phước với 651.66ha cho cảng Sài Gòn – Hiệp Phước, cảngHạ Lưu Hiệp Phước 3 là 354,91ha. Theo quy hoạch được phê duyệt thì công suất củatoàn hệ thống cảng TPHCM sẽ đạt 105-132 triệu tấn mỗi năm và sẽ đạt 160-271 triệutấn năm đến năm 2030.

Năng lực cạnh tranh củacảng TPHCM.

Hệ thống cảng TPHCM nằm ở vị trí trung tâm, gần các khu côngnghiệp lớn thuộc các tỉnh có kinh tế phát triển hàng đầu Việt Nam là TPHCM,Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang… là một lợi thế mà không dễ nơi nàocó được. Một khi kinh tế phát triển thì hàng hoá vận chuyển sẽ rất lớn điều nàylà cơ hội cho phát triển cảng biển. Hơn nữa hệ thống giao thông đường bộ và đườngthuỷ nội địa nối giữa hệ thống cảng và các khu công nghiệp cũng như hệ thốngcác cảng cạn hiện tại rất tiện lợi.

Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện có khi được tiếp tục khaithác sẽ là một lợi thế của hệ thống cảng Sài Gòn một khi thiết bị hết khấu haothì sẽ mang lại nhiều lợi nhuận. Nhân lực hiện tại có rất nhiều kinh nghiệmtrong quá trình điều hành và khai thác hệ thống cảng từ rất lâu đời thì việcđưa vào điều hành và sử dụng hệ thống cảng mới, hiện đại sẽ là một lợi thế.

Các doanh nghiệp dịch vụ phục vụ công nghiệp cảng tại TPHCMcũng là những doanh nghiệp có kinh nghiệm, có khả năng tài chính và nhân lực hoạtđộng tốt do đó việc tham gia vào khai thác hệ thống cảng mới sẽ làm cho năng lựcgiải phóng hàng nhanh, chuyên nghiệp làm hài lòng khách hàng mà không phải mấtmột quá trình chuẩn bị, đào tạo.

Khó khăn trong di dời

Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước nằm trên sông Soài Rạp có tổng vốnđầu tư giai đoạn 1 trên 2.730 tỉ đồng, được chủ đầu tư là Công ty Cổ phần CảngSài Gòn - Hiệp Phước khởi công từ giữa tháng 5 năm 2009. Theo kế hoạch, đến năm2014 dự án hoàn thành và có khả năng tiếp nhận trên 8 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 38% khối lượng với 200m cầu tàu, 2 bếnphao, 3 cẩu vạn năng đã hoàn thành nhưng tuyến đường vào cảng chưa được thicông. Hiện tại trong khi chờ đợi tuyến đường vào cảng hoàn thành thì cảng cũngđã tận dụng hạ tầng sẳn có là các bến phao để đưa vào sử dụng nhằm khai thác gạoxuất khẩu bước đầu đạt doanh thu khoảng 6 tỷ đồng. Song, việc khai thác nàychưa liên quan gì đến 200m cầu của cầu cảng số 3 đã được xây xong. Tuy nhiên,điều đáng chú ý là hiện nay dự án này đang phải ngừng thi công toàn bộ các hạngmục công trình do chủ đầu tư không thu xếp được vốn đầu tư. Nhiều phương án đãđược phía chủ đầu tư đưa ra như ứng vốn, chuyển đổi công năng và định giá khu đấtNhà Rồng Khánh Hội để xác định nguồn vốn thu hút đầu tư, lấy đó phục vụ cho việcdi dời những hạn mục tiếp theo… tuy nhiên vẫn chưa được phê duyệt từ các cấp cóthẩm quyền.

Cảng container quốc tế Sài Gòn (SPCT). Ngoài hệ thống giaothông kết nối đến cảng đã tương đối hoàn thành và hiện tốc độ tăng trưởng vẫnđang khá tốt với khoảng 9, 10 tàu cập cảng mỗi tuần, song, luồng tàu biển SoàiRạp phục vụ cho hệ thống cảng ở đây vẫn chưa được nạo vét sâu, nên hoạt động củacảng vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận tàu có tải trọng lớntheo như thiết kế ban đầu là đón tàu có tải trọng đến 70.000 tấn.

Cảng Phú Hữu, hàng hoá ra vào cảng chủ yếu vẫn bằng xà lan,hệ thống đường bộ vào khu công nghiệp Phú Hữu cũng như vào cảng vẫn chưa đượcxây dựng hoàn tất, việc ra vào cảng chỉ có thể đi bằng ghe, đò hoặc bằng xemáy, hơn nữa đường Nguyễn Duy Trinh, tuyến huyết mạch kết nối cảng với các vùngkinh tế hiện tại chỉ mới có 2 làn đường thì việc luân chuyển hàng hoá bằng xe tải,hay container gặp rất nhiều khó khăn.

Làm thế nào để tăng tốcđộ di dời cảng?

Về phía các cơ quan chức năng, cần tập trung giải quyết dứtđiểm việc di dời hệ thống cảng trong đó những việc cần làm là cần phải có cơ chếhỗ trợ vốn trước cho doanh nghiệp di dời hoặc bảo lãnh để doanh nghiệp có thểvay vốn từ các định chế tài chính nhằm hoàn tất việc xây dựng các dự án cảng ởnhững vị trí mới. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tìm giải pháp tháo gỡcác vướn mắc, các kiến nghị chính đáng của các doanh nghiệp. Triển khai khẩntrương các tuyến đường bộ nối vào các cảng như tuyến đường D3 vào cảng Sài Gòn– Hiệp Phước. Gấp rút giải phóng mặt bằng để hoàn thành tuyến đường nối vào cảngPhú Hữu, cũng như mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh để các loại xe tải, containerlưu thông thuận lợi tránh trường hợp nút thắt cổ chai đã từng xuất hiện một thờigian khá lâu khi cảng Cát Lái được đưa vào sử dụng.

Quyết định tiếp tục sử dụng cảng TPHCM là quyết định hợp lýnếu nhìn từ góc độ một số chủ hàng hay nhà đầu tư khai thác cảng biển trong thờiđiểm hiện tại, vì về cơ bản hệ thống này đang vận hành ổn định và đem lại rấtnhiều hiệu quả cho kinh tế TPHCM. Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ xã hội thì vớihệ thống cảng nằm trong thành phố với hệ thống đường giao thông được sử dụngchung cho vận tải hàng hoá và sinh hoạt hàng ngày của người dân sẽ gây tác độngtiêu cực như tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường, làm cho việc sử dụnghiệu quả đất đai của thành phố để phát triển thương mại và dân cư cũng bị ảnhhưởng. Nhìn từ góc độ tổng thể của nền kinh tế thì nếu như các cảng khu vực ThịVải – Cái Mép không được vận hành như một cảng trung chuyển quốc tế và việc cảngSài Gòn tiếp tục sử dụng cảng chỉ tiếp nhận tàu nhỏ và trung chuyển tạiSingapore hay Hồng Kông sẽ làm tăng thêm chi phí cho hàng hóa xuất khẩu của ViệtNam làm mất đi năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Vũng Tàu, ngày 30/4/2013
La Quang Trí – Director of ShipOffer Corp – ShipOffer.Com

Post a Comment

0 Comments