Ở số nước họ ứng xử đối với tai nạn giao thông như sau.
Khi có tai nạn xảy ra những việc sau là cần thiết.
Nếu có người bị thương, gọi ngay cảnh sát (thường chỉ cần nhớ 1 số duy nhất 911).
Nếu còn tỉnh táo thì đầu tiên là 2 bên xuống xe, chụp hình lại hiện trường (nhớ chụp tất cả xung quanh tai nạn, chụp/ghi lại biển số xe, xem trong xe bên kia có tổng cọng bao nhiêu người), tìm người làm chứng nếu bạn thấy mình không có lỗi. Sau đó xin thông tin của phía bên kia, chụp hình lại bằng lái nếu được. Sau đó báo ngay cho bảo hiểm để xử lý. Xe nên bật đèn khẩn cấp để xe khác tránh. Nếu tai nạn không quá nghiêm trọng, mọi người vẫn tỉnh táo và xe vẫn chạy được thì nên dời xe vào lề đường.
Có vài điều cần lưu ý.
- Dứt khoát không thoả thuận đền bù bằng tiền mặt bởi dù đền bù rồi nhiều người vẫn claim.
- Luôn phải claim bảo hiểm, vì mình không claim nếu họ claim thì mình sẽ vào thế bất lợi. Quyền claim bảo hiểm có thể kéo dài đến vài năm sau.
Chỉ vậy thôi, bảo hiểm sẽ lo mọi thứ cho bạn.
Cái này là mình mới trải nghiệm thực tế và được bảo hiểm đền bù mười mấy ngàn đô để sửa xe và lỗi phía bên mình.
Tại sao ở một số nước người ta hay đánh nhau khi có tai nạn giao thông?
Ngoài việc thời tiết nắng nóng làm cho con người ta nóng tính thì nguyên nhân chính là do các công ty bảo hiểm vô trách nhiệm. Xe hơi đã rất khó để được đền bù nếu bạn không có quan hệ tốt với bảo hiểm, xe máy thì hầu như không có. Tất cả các sai sót dù là lỗi bên nào thì bạn sẽ buộc phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Thỉnh thoảng còn có kiểu xe lớn luôn phải đền bù cho xe nhỏ. Chưa kể là đã có rừng luật nhưng ứng xử kiểu luật rừng kể cả những người có trách nhiệm. Lái xe ra đường mà áp lực vậy nên nhiều khi không nhớ gì cả nên thường hỏi người khác “Biết bố mày là ai không?” rồi đánh nhau. 🙂
Như vậy cần chế tài mấy ông bảo hiểm có trách nhiệm hơn thì chắc chắn sẽ bớt đi cảnh đánh nhau đầu rơi máy chảy khi có tai nạn giao thông. Mà việc này tất nhiên mấy ông dân không làm được rồi, cần mấy ông nhà nước ra tay.
0 Comments