Hot Posts

6/recent/ticker-posts

Tinh gọn bộ máy và áp dụng công nghệ

Hồi xưa mình làm việc cho một doanh nghiệp nhà nước và chính doanh nghiệp nhà nước của mình có rất nhiều liên kết với các cơ quan công quyền trong lĩnh vực.

Những năm 2000 trở về trước. Cơ quan quản lý trực tiếp ngành của mình cực kỳ đơn giản và gọn nhẹ. Các tàu nội địa với hàng chục tàu ra vào cảng mỗi ngày chỉ một người phụ trách. Bên phụ trách tàu quốc tế cũng vậy, một người duy nhất phụ trách. Mỗi khi ngưới đó bị bệnh, nghỉ phép mới thay tạm bằng người khác hoặc điều bên nội địa kiêm luôn và ngược lại. Mỗi người có một cái máy tính cùi cùi, đủ để nhập liệu rồi in, lúc nào không kết nối máy in được mấy nh chị đó xách cái máy đánh chữ gõ vào cho nhanh.
Thời điểm đó các doanh nghiệp vận tải biển, những đại lý hàng hải, những người làm việc trên các tàu biển cả nội địa và quốc tế rất khỏe, họ chỉ phải làm hài lòng một người duy nhất để có được các giấy phép. Muốn chi chát, hối lộ cũng chỉ phải hối lô, chi có một người thôi.
Rồi những năm 2002, người ta cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chính sách một cửa, một dấu. Vậy là phát sinh ra dàn máy tính. Có máy tính thì phải có bộ phận quản lý về Công nghệ thông tin. Rồi hồi xưa chỉ cầm một người quyết định hết mọi thứ liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh của một con tàu thì giờ phải thêm mấy người nữa (tất nhiên hầu hết là cocc). Vì áp dựng công nghệ thông tin nên mất khoảng hơn 10 năm người ta xử lý song song cả một bộ hồ sơ giấy và một bộ hồ sơ online. Tạo nên cực kỳ nhiều việc cho không chỉ cho cơ quan quản lý nhà nước mà cả các doanh nghiệp phụ thuộc vào họ.
Khi cũng có bấy nhiêu việc thôi nhưng bộ máy phình to thêm thì họ cần thêm việc để làm. Vậy là họ bắt đầu soi mói, vạch lá tìm sâu, tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra và ra giấy phạt. Hầu hết các giấy phạt đơn giản sẽ được giải quyết bằng một con số nào đó dưới gầm bàn.
Làm việc trong ngành gần 30 năm nay, va chạm đủ từ cấp thấp nhất quản lý trực tiếp cho đến cơ quan chủ quản và cả cơ quan quyền lực cao nhất của chính phủ. Mình nhận ra rằng, chưa bao giờ các cơ quan công quyền nó tinh giản, gọn nhẹ như những gì người ta hô hào. Ngược lại, cứ mỗi đợt hô hào, nó lại phình to thêm và người dân, doanh nghiệp lại phải oằn mình gồng thêm chi phí cả chính thức và phi chính thức. Để rồi người ta liên tục kêu ca tại sao chi phí logistics của Việt Nam luôn cao hơn các nước.
Đối với các bộ ngành, cơ quan quản lý. Trước khi tinh giản người ngợm thì cần tinh giản thủ tục và phương cách quản lý, đừng bày thêm trò. Và đó, mới thực sự là điều tiên quyết. Bao nhiêu bộ, ngành cũng được, thậm chí thêm nữa chả chết ai, quản lý thủ tục và quản lý con người thực sự mới là điều cần quan tâm.

Post a Comment

0 Comments