Bạn tiến sĩ giả thực sự về Công nghệ thông tin. Nhưng lại tự ứng tuyển vào toàn những trường đại học khá nổi tiếng của khu vực phía Nam. Trong đó có trường bạn ấy làm đến vị trí trưởng khoa (trường gần nhà mình).
Điều đáng nói là người ta chỉ nói về những cái bằng cả bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ của bạn ấy là giả. Rõ ràng là như vậy. Tuy nhiên, ở đây có vài vấn đề khác được đặt ra. Đó là:
Tại sao bạn ấy giảng dạy ở các trường, có khi là giảng viên chính thức, có khi là giảng viên thỉnh giảng nhưng không một ai nói gì về kiến thức của bạn ấy trong từng ấy năm? Cả sinh viên và những đồng nghiệp? Sinh viên các trường này chỉ biết nghe và chép thôi sao? Họ không có bất kỳ một phản biện nào với các bài giảng của bạn ấy? Liệu cách thức giảng dạy tại đại học, cao đẳng có vấn đề?
Đến một lúc nào đó người ta phải nhận ra rằng: Kiến thức thực tế mới là quan trọng chứ không phải các loại bằng cấp. Tất nhiên, bằng cấp cao về các chuyên ngành chuyên sâu nào đó nó phản ánh con người đó có thời gian nghiên cứu, đào sâu về lĩnh vực mà họ quan tâm.
Tuyển các giảng viên tại các trường đại học có nhất thiết phải là người có bằng thạc sĩ và tiến sĩ? Hay là chỉ cần là những người thực sự giỏi về các chuyên ngành của họ mà thôi. Có rất nhiều người cả đời chỉ nghiên cứu rất chuyên sâu nhưng lại không hề có bằng cấp.
Phải chăng việc chạy đua tuyển toàn tiến sĩ vào giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng để làm tăng chỉ tiêu tuyển sinh chứ không phải để nâng cao chất lượng đại học, cao đẳng làm cho chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng tại Việt Nam đang có rất nhiều vấn đề. Nên chăng cần xem xét lại quy trình này mà chắc chắn chẳng cần cả các cơ quan ban ngành vào cuộc mà đơn giản hãy để cho từng trường quyết định? Hãy để các sản phẩm đầu ra của các trường tham gia vào thị trường lao động quyết định.
Cái sự quản lý sát đến từng chi tiết trong tuyển dụng lao động tại các trường trong khi hình như những người ban hành các điều luật lại chẳng hiểu về chuyên môn giáo dục đang làm thối nát thêm cho ngành này tại Việt Nam?
0 Comments