Hot Posts

6/recent/ticker-posts

Quảng Ngãi nguồn gốc tên gọi và ý nghĩa.

Vùng đất Quảng Ngãi là một phần trong Châu Amaravati (Châu Sa) có di tích thành cổ Châu Sa được xây dựng từ thế kỷ thứ 9 tại khu vực giờ là xã Tịnh Châu TP Quảng Ngãi. Amaravati là thủ đô của Vương Quốc Champa (Chiêm Thành), có giai đoạn người ta gọi là Vương Quốc Amaravati, từ thế kỷ thứ 3 cho đến thế kỷ thứ 15. Có thời điểm Amaravati là một vùng rất rộng lớn kéo dài đến tận Quảng Bình.
Năm 1402, Hoàng Đế Hồ Quý Ly của nước Đại Ngu (sự yên vui to lớn) thu phục vùng đất Cổ Lũy động đặt làm Châu Tư và Châu Nghĩa. Nhưng nhà Minh đánh bại nhà Hồ thì Chiêm Thành tái chiếm vùng đất này.
Năm 1471, Lê Thánh Tông đem quân tái chiếm nguyên vùng đất từ Quảng Nam đến Đèo Cả lập nên Đạo thừa tuyên thứ 13 của nước Đại Việt gọi là Đạo thừa tuyên Quảng Nam. Lúc đó vùng đất Quảng Ngãi bấy giờ chủ là một phủ của Đạo thừa tuyên Quảng Nam tên gọi là Phủ Tư Nghĩa, gồm 3 huyện Nghĩa Giang, Bình Sơn, Mộ Hoa.
Năm 1602, Chúa Nguyễn Hoàng đặt lại tên Phủ Tư Nghĩa là Phủ Quảng Ngãi. Âm Hán-Việt là Quảng Nghĩa. Song người dân vùng này không đọc là Nghĩa mà chỉ đọc Ngãi. Hơn nữa không chỉ dùng chữ Hán mà còn dùng chữ Nôm. Đọc sao ghi lại bằng chữ Nôm vậy nên người ta ghi là Quảng Ngãi.
Năm 1776, Tây Sơn đổi tên Phủ Quảng Ngãi là Phủ Hòa Nghĩa. Năm 1801, vua Gia Long đổi phủ Hòa Nghĩa thành dinh Quảng Nghĩa, đến năm Gia Long thứ 7 năm 1808 đổi lại thành Trấn Quảng Nghĩa. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi thành Tỉnh Quảng Ngãi. Có nơi người ta ghi là Quảng Nghĩa. Đều cùng một ý nghĩa.
Trong chữ Nôm, ý nghĩa của từ Quảng có nghĩa là Rộng Lớn. Còn Ngãi là việc nghĩa, tình nghĩa. Như vậy Quảng Ngãi tạm dịch là Vùng đất nghĩa tình rộng lớn.
Qua nhiều thời kỳ lịch sử Quảng Ngãi luôn quản lý cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
La Quang Trí tổng hợp từ nhiều nguồn.


Post a Comment

0 Comments