Mình biết về sư ông hồi năm 1994 khi đi dạy thêm cho một cô giáo. Cuối khóa học, cô tặng mình cuốn Đường xưa mây trắng. Cô bảo mình là phật tử nhưng không hiểu gì về Phật thì nên đọc để tìm hiểu thêm. Hồi đó mới qua 20 tuổi, đọc rồi để đó thôi. Chuyển nhà mấy lần sau đó qua nhiều tỉnh thành thì mất cuốn sách.
Năm 2006 khi trở lại Sài Gòn sau nhiều năm bôn ba nhiều nơi. Anh tài xế hàng ngày chở mình đi làm là bộ đội đặc công. Anh khá rành về sư ông và hàng ngày nói về sư ông. Đôi khi đi trên xe anh mở thuyết pháp của sư ông. Mỗi năm anh hay giành 1 khoảng thời gian để lên Bát Nhã tu tập. Mình nhiễm khá nhiều năng lượng từ những câu chuyện anh kể về sư ông.
Mình tìm lại cuốn Đường xưa mây trắng đọc lại. Mình không nhớ rõ có người nào đó bảo anh ấy đọc 50 lần cuốn sách đặc biệt này và cứ mỗi lần đọc qua anh ấy lại như được nâng mình lên một tầm hiểu biết mới hơn, sâu hơn. Mình vì nhiều lý do mình không đọc nhiều, nhưng cứ mỗi lần đọc qua mình lại có cách nhìn khác hơn, lĩnh hội được sự khác nhau sau mỗi lần đọc.
Tìm hiểu, nghe nhiều nhưng mình chưa lý giải được tại sao người ta lại không cho tồn tại Tu viện Bát Nhã, để sư ông phải lập Làng Mai Thái Lan và mỗi năm hàng triệu tín đồ phải đi du lịch và tu tập tại Thailand thay vì chỉ cần lên Bảo Lộc. Sẽ tiết kiệm biết bao nhiêu cho cả các tín đồ và các cơ sở kinh doanh du lịch, nhất là du lịch tâm linh. Mình cũng chưa hiểu vì sao sư ông lại chỉ có những danh xưng là Sư Ông, là Thiền Sư mà không phải là Hòa Thượng. Có lẽ hòa thượng chỉ dành cho các nhà sư thuộc hệ thống quốc doanh chăng?
Có lẽ sư ông là một người Việt Nam ưu tú nhất, có ảnh hưởng nhất trên toàn thế giới chỉ bằng sự hiểu biết thông tuệ của chính mình mà không hề cần thiết một chức danh hay sự công nhận nào.
0 Comments