Thương hiệu nước mắm Phú Quốc, Phan Thiết nhưng xuất khẩu vào Mỹ và nhiều nước bởi doanh nghiệp Thái Lan, Hongkong. Phở đóng gói, ai cũng nghĩ là món quốc hồn quốc túy của Việt Nam cũng đang được doanh nghiệp Thái Lan làm mưa làm gió tại Mỹ.
Các siêu thị ở Mỹ có khá nhiều các thương hiệu: Nước mắm Phan Thiết, nước mắm Phú Quốc, nước mắm hiệu Con Gà, nước mắm Việt Hương, nước mắm Ba Con Cua... khiến nhiều người nhầm tưởng về sự xuất hiện của hàng Việt nơi xứ người. Thực tế thì, hầu hết các sản phẩm nước mắm kể trên đều có xuất xứ từ Thái Lan và Hồng Kông, một số ít sản xuất tại Việt Nam, đóng gói tại Thái Lan...
Công ty Charoen Pokphan Foods Plc (CPF, Thái Lan) tiết lộ Phở là 1 trong các sản phẩm bạn chạy nhất của họ tại Mỹ. Họ có nhà máy tại Mỹ với công suất hai triệu sản phẩm mỗi ngày phân phối vào hầu hết các siêu thị lớn ở Mỹ. Nhà máy tại Thái Lan của họ có công suất 200.000 sản phẩm mỗi ngày có chưa đến 10 nhân viên. Và họ vẫn đang tiếp tục hướng đến việc tự động hóa hoàn toàn.
Ngoài nước mắm, phở, bún bò Huế, bánh canh, bánh tráng, mì... của VN cũng đang vào tay người ngoài, được xuất khẩu dưới cái tên của một nước khác. Có đợt nói chuyện với tổng giám đốc của một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các sản phẩm bún, mì, miếng, bánh tráng... vào thị trường Mỹ, ông bảo thị trường không thiếu, khả năng sản xuất, tài chinh của doanh nghiệp không lo, chỉ có điều môi trường kinh doanh và cách thức quản lý kinh doanh tại Việt Nam đang kèm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp của ông mỗi năm phải bỏ ra hàng triệu USD để theo các vụ kiện về thương hiệu song không tìm được sự trợ giúp pháp lý từ trong nước.
Thế giới vận hành theo kinh tế thị trường. Ai nắm bắt được cơ hội tốt nhất, biết khai thác nguồn lực tốt nhất sẽ thắng trong cuộc đua về kinh doanh. Ai nhanh chân đưa sản phẩm đến người tiêu dùng thì người đó chiến thắng. Người Thái, người Trung Quốc đang làm tốt việc bán các sản phẩm có thương hiệu Việt ra quốc tế. Hiện họ cũng đang thâu tóm khá nhiều các doanh nghiệp phân phối lớn tại thị trường Việt Nam.
Rồi đây, chắc không lâu nữa các sản phẩm quốc hồn quốc túy của Việt Nam bán trên thị trường Việt Nam có khi lại được nhập khẩu từ các nhà máy ở Thái Lan, Trung Quốc. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn kha khá được chút thì lấy tiền đưa vào bất động sản, hoặc bán lại cho nước ngoài rồi đưa con cái ra nước ngoài sinh sống. Có cửa nào cho phát triển đột phá để thành rồng, thành tiên, thành nước nọ nước kia như ông nọ, bà kia mong muốn?
Các siêu thị ở Mỹ có khá nhiều các thương hiệu: Nước mắm Phan Thiết, nước mắm Phú Quốc, nước mắm hiệu Con Gà, nước mắm Việt Hương, nước mắm Ba Con Cua... khiến nhiều người nhầm tưởng về sự xuất hiện của hàng Việt nơi xứ người. Thực tế thì, hầu hết các sản phẩm nước mắm kể trên đều có xuất xứ từ Thái Lan và Hồng Kông, một số ít sản xuất tại Việt Nam, đóng gói tại Thái Lan...
Công ty Charoen Pokphan Foods Plc (CPF, Thái Lan) tiết lộ Phở là 1 trong các sản phẩm bạn chạy nhất của họ tại Mỹ. Họ có nhà máy tại Mỹ với công suất hai triệu sản phẩm mỗi ngày phân phối vào hầu hết các siêu thị lớn ở Mỹ. Nhà máy tại Thái Lan của họ có công suất 200.000 sản phẩm mỗi ngày có chưa đến 10 nhân viên. Và họ vẫn đang tiếp tục hướng đến việc tự động hóa hoàn toàn.
Ngoài nước mắm, phở, bún bò Huế, bánh canh, bánh tráng, mì... của VN cũng đang vào tay người ngoài, được xuất khẩu dưới cái tên của một nước khác. Có đợt nói chuyện với tổng giám đốc của một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các sản phẩm bún, mì, miếng, bánh tráng... vào thị trường Mỹ, ông bảo thị trường không thiếu, khả năng sản xuất, tài chinh của doanh nghiệp không lo, chỉ có điều môi trường kinh doanh và cách thức quản lý kinh doanh tại Việt Nam đang kèm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp của ông mỗi năm phải bỏ ra hàng triệu USD để theo các vụ kiện về thương hiệu song không tìm được sự trợ giúp pháp lý từ trong nước.
Thế giới vận hành theo kinh tế thị trường. Ai nắm bắt được cơ hội tốt nhất, biết khai thác nguồn lực tốt nhất sẽ thắng trong cuộc đua về kinh doanh. Ai nhanh chân đưa sản phẩm đến người tiêu dùng thì người đó chiến thắng. Người Thái, người Trung Quốc đang làm tốt việc bán các sản phẩm có thương hiệu Việt ra quốc tế. Hiện họ cũng đang thâu tóm khá nhiều các doanh nghiệp phân phối lớn tại thị trường Việt Nam.
Rồi đây, chắc không lâu nữa các sản phẩm quốc hồn quốc túy của Việt Nam bán trên thị trường Việt Nam có khi lại được nhập khẩu từ các nhà máy ở Thái Lan, Trung Quốc. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn kha khá được chút thì lấy tiền đưa vào bất động sản, hoặc bán lại cho nước ngoài rồi đưa con cái ra nước ngoài sinh sống. Có cửa nào cho phát triển đột phá để thành rồng, thành tiên, thành nước nọ nước kia như ông nọ, bà kia mong muốn?
0 Comments