Hot Posts

6/recent/ticker-posts

Du học

Nhân tranh cãi chuyện mấy nhóc học sinh nói về việc đi du học và chọn nơi sinh sống, mạn đàm một chút cho vui. Và cũng để cho những người bạn hay hỏi về chuyện du học cho con có thông tin luôn.

Số là mình cũng sống ở chỗ này chỗ kia rồi nên chắc cũng có chút ít thông tin. Hồi xưa mình cũng dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu việc du học cho các con. Giờ con mình cũng đã và đang học ở môi trường học thuật hàng đầu thế giới. Có mấy đứa cháu cũng đang du học. Nhà cho thuê cũng có mấy cháu du học sinh đã và đang ở. Mình gặp rất nhiều bạn du học sinh ở đây. Bạn bè mình có con cho đi du học rất nhiều. Mỗi năm mình tài trợ học bổng từ trực tiếp đến gián tiếp cho rất nhiều học sinh, sinh viên. Mình đã bước vào độ tuổi U60 nhìn ngó, quan sát nhiều nên chắc cũng có kha khá kiến thức để chém gió.

Hồi mình ở Sài Gòn, bạn bè ở các tỉnh có con chuẩn bị vào đại học cũng hay nhắn tin, gọi điện thoại hỏi mình, có người gửi con vào phòng trọ mình nữa. Mấy năm gần đây thì các bạn mình, cả những người chỉ mới nghe tên hay gọi điện, nhắn tin hỏi về chuyện cho con đi du học.

Mình chỉ tâm sự với họ như sau:

1. Đi học để làm gì? Đi du học để về nước thì đừng đi. Học trong nước, người ta đào tạo thêm cho những kiên thức phù hợp với môi trường hơn.
2. Bài toán kinh tế. Mỗi năm du học mất đâu đó tầm 1-1.5 tỷ, chưa kể tiền vé bay qua bay lại, tiền cha mẹ qua thăm. Vậy về nước tìm những công việc có lương vài chục triệu thì bao giờ mới đủ tiền trả lại cho ba mẹ? Theo mình tính mất đâu đó chừng 15-20 năm mới hoàn vốn cho cha mẹ. Có đáng không?
3. Đi du học là học kiến thức khác, môi trường, văn hoá khác. Những gì học được chưa chắc ứng dụng vào các công việc trong nước nếu về.
4. Nếu về được rồi, kiếm được việc rồi thì liệu có thể hoà đồng được với kiến thức sách vở mà chưa có chút kinh nghiệm cả trong nước và ngoài nước thì liệu có chịu được không? Sẽ phải ngồi dưới những đứa khác yếu kém hơn mình liệu có bức xúc không?
5. Đi du học cần phải rất thực dụng. Đừng nghĩ thích ngành học đó mà đi được, ra trường ở đất nước đó không có nhu cầu các ngành đó thì phải về.

Tại sao vẫn có nhiều du học sinh về nước?

1. Họ không đặt mục tiêu đúng. Đây là sự lãng phí rất lớn, mất 5-7 tỷ đồng chỉ để trải nghiệm cuộc sống là không đáng.
2. Do họ không học đúng nhu cầu những ngành nghề mà đất nước đó cần, cho nên họ đào tạo xong, lấy được một mớ tiền của sinh viên rồi họ đuổi về.
3. Không đủ khả năng. Có thể là khả năng tiếng anh, khả năng thích nghi, khả năng kết nối và cơ bản là khả năng kiếm việc.
4. Không tìm được cách gì để định cư nữa nên buộc phải về. Để được ở lại, cần rất nhiều yếu đó mới có thể định cư được chứ không đơn giản có việc là có thể định cư.
5. Con ông cháu cha đã được ba mẹ sắp xếp cho một công việc nào đó có thể bào ra tiền rất nhiều dù lương ba cọc ba đồng.
6. Con những doanh nhân nhân thành đạt, có nhiều tài sản ở Việt Nam, họ về để thừa kế những gì ba mẹ xây dựng. Tuy nhiên, thực tế những trường hợp của Tân Hiệp Phát, Tân Hoàng Minh… và rất nhiều đại gia khác thì đây là một sai lầm khi kêu gọi con họ học xong thì về.
7. Hiện giờ, tất cả các nước có nhiều du học sinh nhất (Úc, Mỹ, Canada) đều siết cửa định cư cho sinh viên mới ra trường. Phải xuất sắc vô cùng mới có thể có cơ hội ở lại. Xuất sắc ở đây là phải chiến thắng hàng trăm ngàn người khác từ khắp nơi trên thế giới.

Học sinh, sinh viên ở quê thì ra thành phố, ở thành phố thì đi du học. Cha mẹ sao mà không thương. Quê hương sao không nhớ? Tổ quốc ai mà không yêu? Nhưng phải thực tế để sống đã, đừng nghe xúi dại của những kẻ chỉ biết lợi dụng người khác.

Kết luận: Đi du học rồi về nước là một sự lãng phí rất lớn nếu không muốn nói là thất bại.

Post a Comment

0 Comments