Hot Posts

6/recent/ticker-posts

Cơ chế thị trường và chuyện tăng giá cước hàng hải

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hiệp hội chủ hàng, các doanh nghiệp kinh doanh logistics trình kiến nghị lên Chính phủ phản đối việc các hãng tàu tăng giá cước và các phụ phí làm cho việc kinh doanh của họ khó khăn. 


Vì sao? Và làm thế nào mà chúng ta có thể kết luận họ tăng giá vô tội vạ? Trong khi đó chi phí qua Biển đỏ đang tăng lên mỗi ngày. Giá thuê tàu tăng không ngừng. Giá dầu cũng tăng liên tục. Nếu chúng ta vẫn dựa vào cảm tính và sự lợi ích của mình để ép họ giữ nguyên giá cước như những lúc thị trường đang xuống thấp thì liệu họ có thể tồn tại? 


Làm kinh doanh, chúng ta cần phải biết đọc thị trường, tìm hiểu chu kỳ lên xuống của thị trường để có những kế hoạch kinh doanh đúng đắn và tránh bớt thiệt hại do sự vận động của thị trường. Đó là trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp, khi anh không am hiểu về điều này thì chuyện anh bị buộc phải rời thị trường là đúng đắn.


Chính phủ cũng cần chuyên nghiệp theo hướng quản lý và điều tiết chứ không nên can thiệp vào việc vận động của thị trường. Mọi can thiệp hành chính theo hướng áp đặt, cửa quyền đều không có lợi cho thị trường. Có thể khiến cho hình thành nên các nhóm lợi ích, lúc đó quản lý nhà nước càng tạo nên nhiều bất cập hơn.


Nếu nói việc các hãng tàu lợi dụng việc chiếm đến 95% thị phần vận chuyển hàng hoá ra vào Việt Nam để o ép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam. Vậy thì tại sao chúng ta không tự phát triển các đội tàu của riêng mình để có giá cước tốt hơn. Kỳ thực, việc can thiệp quá sâu của nhà nước vào các quy luật vận động tự nhiên của thị trường đã, đang và sẽ càng ngày làm thui chột thị trường vận tải biển vốn đã khá yếu dù năng lực hàng hải của đất nước và trình độ đi biển cũng như quản lý hàng hải của con người Việt Nam không hề thiếu và yếu.


Đã có rất nhiều các doanh nghiệp vận tải biển trong nước đầu tư đội tàu biển lớn nhưng thị trường của họ không và chưa hề là thị trường trong nước. Họ buộc phải đi kiếm ăn ở các thị trường lớn ngoài kia vì không thể có được bất cứ hỗ trợ nào từ phía nhà nước cho các hoạt động của mình. Họ thậm chí bị buộc phải đưa tàu đăng ký ở các nước xa xôi khác để tránh tình trạng nhũng nhiễu, không chuyên nghiệp và làm khó khăn tắc trách đối với các hoạt động đăng kiểm, sửa chữa tàu của họ.

Post a Comment

0 Comments