Hot Posts

6/recent/ticker-posts

Hạt gạo Việt

Rất nhiều năm đã qua, gạo Việt Nam xuất khẩu luôn đứng ở vị trí hàng đầu thế giới, xếp thứ nhất, nhì, ba… Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu gạo cũng đạt gần 7.2 triệu tấn, thu về khoảng 3,49 tỷ đô la xếp vị trí thứ 3 trên thế giới sau Thái Lan và Ấn Độ.
Các thị trường của gạo Việt Nam năm 2022.
Lớn nhất là Đông Nam Á, trong đó quan trọng nhất và xếp vị trí đầu tiên là Philippines chiếm đến 44,9% tổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu, Indonesia (xếp thứ 4) tiếp theo là Malaysia và Singapore. Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo từ Việt Nam nhiều thứ 2 (chiếm đến 12% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam) sau Philippines. Một thị trường đặc biệt quan trọng nữa là Châu Phi, trong đó Bờ Biển Ngà nhập đến 9% lượng hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam và đứng vị trí thứ 3 trong số các nước nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam.
Ngoài ra, mỗi năm nhờ vào các hiệp định tự do thương mại (EVFTA, RCEP, CPTTP) với các nước khu vực Âu, Mỹ nên số lượng gạo Việt Nam cũng có xuất khẩu qua các nước này, nhưng tỷ lệ còn rất nhỏ bé.
Thấy gì qua thị trường của gạo Việt Nam?
Cũng dễ hiểu vì sao gạo Việt chỉ chiếm lĩnh các thị trường như đã nói ở trên, bởi đó là thị trường mà chủ yếu người dân ăn cơm là thức ăn chính. Tuy vậy cũng có thể thấy ngay là các thị trường của gạo Việt Nam đa số là các thị trường khá dễ tính.
Singapore nhập khẩu rất nhiều gạo từ Việt Nam nhưng như chúng ta đã biết, Singapore là một đất nước có nền thương mại cực kỳ phát triển và các doanh nhân của họ rất biết cách làm ăn nên ngoài mua gạo Việt về cho thị trường nội địa thì một phần rất lớn trong số lượng hàng họ mua trực tiếp từ Việt Nam để bán tiếp đi các nước khác. Phần nhiều là đến các nước Trung Đông và Châu Phi.
Người Việt Nam ở các nước có dễ dàng mua gạo Việt Nam không?
Dạo quanh các siêu thị ở Bắc Mỹ chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp rất nhiều thương hiệu gạo có chữ Việt nhưng nếu dừng chân lại và thử đọc kỹ xuất xứ: Hầu hết là Product of Thailand, China, India, Korea và Mỹ. Thỉnh thoảng cũng có những nơi bán gạo có nguồn gốc từ Việt Nam nhưng số lượng hạn chế và người mua phải đặt hàng qua các kênh không chính thống hay chỉ là các siêu thị nhỏ lẻ khá là bất tiện. Hơn nữa, dường như các cung đường vận chuyển xa xôi với giá vận chuyển khá đắt đỏ đang là trở ngại cho hạt gạo Việt Nam tiếp cận được các thị trường vốn có nhiều người Việt sinh sống này.
Làm gì để gạo Việt Nam có thể tiếp cận thị trường?
Cần quan tâm hơn chất lượng gạo, đã có một số đơn hàng gạo Việt nhập vào các nước phát triển đã được trả về với lý do tồn dư lượng các hoạt chất bảo vệ thực vật hay các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm khác.
Cần quan tâm vấn đề vận chuyển, như tất cả các mặc hàng khác, khi sản lượng hàng hoá giao thương nhiều thì giá thành vận chuyển sẽ được giảm xuống. Vấn đề của gạo nói riêng và các sản phẩm khác của Việt Nam nói chung là số lượng bán được tại các thị trường này chưa lớn, cho dù người gốc Việt ở nhiều nước rất đông đảo, ví dụ Mỹ có đến gần 2 triệu người, Úc có đến hơn 200 ngàn người, Canada có đến khoảng 200 ngàn người…
Muốn gạo Việt Nam phát triển hơn, đem lại nhiều lợi nhuận hơn có lẽ cần thêm nhiều chính sách hợp lý hơn từ chủ động nguồn nguyên liệu, quản lý được các chất cấm trong sản xuất và đặc biệt cần một hướng đi đúng hơn trong chính sách xuất khẩu của các nhà quản lý ở Việt Nam.
Với kinh nghiệm đã từng đưa hạt gạo Việt Nam đi Bangladesh, Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Nigeria... ShipOffer Việt Nam/Singapore và MOU Logistics Canada của tụi mình có thể đóng vai trò là một mắc xích quan trọng trong việc giảm giá thành vận chuyển hàng hoá Việt Nam đi khắp nơi trên thế giới, đưa sản phẩm Việt trong đó có gạo tiếp cận mọi thị trường. Liện hệ tụi mình qua chartering@shipoffer.com hoặc moulogistics.ca@gmail.com
Hình người viết chụp tại 1 Walmart ở Bắc Mỹ. Không có thương hiệu Việt nào.

Post a Comment

0 Comments