Vốn vay
Một tập đoàn của nước ngoài, thành lập/hợp tác/liên kết một công ty ở Việt Nam (công ty nội địa). Sau đó tập đoàn ở nước ngoài đó rót ít vốn vào công ty nội địa để họ đủ tiền làm khoảng đầu tư ban đầu cho một thương vụ mua bán, sát nhập. Sau đó, họ chọn một công ty tốt và mua lại. Ngoài số vốn đầu tư ban đầu thì khoảng tiền còn lại để mua doanh nghiệp mới kia họ sẽ dùng công ty nội địa để đi vay vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài. Sau khi nắm quyền kiểm soát công ty mới mua, tập đoàn nước ngoài sẽ chuyển số nợ nước ngoài của công ty nội dịa sang cho công ty mới. Sau đó họ rút về khoản đầu tư ban đầu đã bỏ ra để tiến hành thương vụ này, bảo tồn số vốn mà vẫn giữ quyền kiểm soát. Nếu công ty mới thành công, thì tập đoàn đó thắng lớn. Nếu công ty mới đó thất bại, thậm chí phá sản, họ cũng không vấn đề gì.
Điển hình cho cách thức kinh doanh này là thương vụ mua Sabeco của tỷ phú Thailand. Vị tỷ phú này mua Sabeco thông qua công ty nội địa là Vietnam Beverage. Vị tỷ phú sẽ rót ít tiền vào Vietnam Beverage rồi để công ty này đứng ra mua nợ nước ngoài (4.8 tỷ USD), do Vietcombank thu xếp. Có thể sau khi kiểm soát Sabeco, số nợ nước ngoài mà Vietnam Beverage vay trước đó để mua Sabeco sẽ được chuyển qua cho Sabeco. Sau đó ông ta rút êm phần vốn bỏ ra ban đầu để bảo tồn vốn của mình. Nếu thương vụ này thành công, Sabeco hoạt động hiệu quả, thì vị tỷ phú này thắng lớn. Nếu Sabeco thất bại, hoặc thậm chí phá sản thì ông ta cũng chẳng mất gì.
La Quang Trí
0 Comments